024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào bên ngoài.

 

Nền kinh tế tuyến tính hiện nay đang gây áp lực lớn lên môi trường và đang làm cạn kiệt tài nguyên. Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của các quốc gia. Và với Việt Nam, việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống, giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, ông Nguyễn Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định như vậy.

 

kinh te tuan hoan giup viet nam giam phu thuoc vao nen kinh te ben ngoai

 

Tái sử dụng rác là cách giảm phụ thuộc vào nước ngoài

“Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Phương nhấn mạnh. Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

TS.Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Chiến lược – Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, kinh tế tuần hoàn sẽ giải được bài toán đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế với môi trường, giữa nhanh với bền vững. Phát triển kinh tế tuần hoàn cũng là kinh tế chia sẻ phát triển. Với doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững. Cũng nhấn mạnh về tính tất yếu của kinh tế xanh và việc phát triển kinh tế tuần hoàn, vị chuyên gia về hội nhập, về thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành nhấn mạnh: Nếu không "xanh" sẽ không bao giờ tiếp cận được các nguồn vốn quốc tế, và ngay trong nước “xanh” đã là một yếu tố các ngân hàng xem xét khi cho vay. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã có một chương trình tín dụng xanh để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tuy kinh tế tuần hoàn là khái niệm mới nhưng ở mô hình kinh tế tuần hoàn đã từng xuất hiện ở Việt Nam từ hàng chục năm trước như mô hình Vườn – Ao – Chuồng. Hay mới hơn là mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản như vỏ tôm, đầu tôm… để tạo ra chitosan và SSE dùng trong dược phẩm và thực phẩm, ước tính tiềm năng nguồn nguyên liệu này vào khoản 4-5 tỷ USD hàng năm. Và đã có nhiều doanh nghiệp tiên phong bước tới kinh tế tuần hoàn và đang dần rởi xa nền kinh tế tuyến tính.

Có thể kể đến như Dow dùng bao bì nhựa để làm đường tại Khu công nghiệp DEEP C (Khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng). Hay như ở Heineken có tới 99,01% phụ phẩm và chất thải ttrong sản xuất được tái sử dụng hoặc tái chế. Các doanh nghiệp như CocaCola và Uniliver cũng đã sớm đi theo hướng kinh tế tuần hoàn… Coca Cola cho biết đến năm 2030, hỗ trợ thu gom và tái chế tất cả các chai nhựa của các sản phẩm đã bán. Còn Uniliver đến năm 2025 thì 100% chất thải bao bì nhựa của công ty sẽ được thu gom, tái chế và tái sử dụng.

Cũng đã có những cái bắt tay cùng hướng tới kinh tế tuần hoàn như liên minh tái chế bao bì Việt Nam đã ra đời với 9 công ty là Coca Cola, Friesland Campina, La Vie, Nestle’, Nutifood, Suntory Pepsico, Tetra Pak, TH Group và URC.

Không phải có giàu mới "xanh" cứ nghèo là "nâu"

Nói đơn giản, kinh tế tuần hoàn là biến rác thải thành nguyên liệu, vật liệu sản xuất mới, là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia. Và nói đến kinh tế tuần hoàn là nói đến công nghệ mới, là đầu tư theo hướng mới. Nhận thức về kinh tế tuần hoàn và lợi ích của kinh tế tuần hoàn đã rõ nhưng làm được còn nhiều vấn đề khó. Ở Việt Nam 90% doanh nghiệp là DNNVV và phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính rất mỏng manh, thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Không ít doanh nghiệp băn khoăn đi theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ làm tăng chi phí, đẩy tăng giá thành sản phẩm… và như thế nó liên quan đến sức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh.

Giải tỏa băn khoăn này, theo bà Lê Thị Ngọc Mỹ - Giám đốc Phát triển bền vững của Heineken thì “không phải lúc nào cũng tốn tiền, quan trọng là phải có tư duy”. Cụ thể Heineken đã nấu bia bằng năng lượng 100% năng lượng tái tạo. Heineken mua vỏ trấu và phế phẩm nông nghiệp để biến thành nhiên liệu nấu bia với khối lượng tới 40.000 tấn mỗi năm. Hay như sử dụng chai thủy tinh thì đầu tư 1 lần đầu nhưng tái sử dụng được 20 lần sau, một két bia có thể tái sử dụng trong 5-10 năm. Công nghệ luôn là vấn đề quan trọng và mang tính quyết định là nhận thức, là tư duy và sáng tạo. Khi nhận thức rõ về kinh tế tuần hoàn và quyết định theo hướng đó sẽ biết phải làm gì và sự sáng tạo sẽ tìm ra cách làm như thế nào.

Bà Lê Thị Hồng Nhi đến từ Unilever Việt Nam Uniliver chia sẻ: “Môi trường là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người dân. Người tiêu dùng bây giờ thường chọn mua những sản phẩm bảo vệ môi trường dù giá có cao hơn. Với DN phần bỏ ra có thể nhiều lên nhưng phần mang lại giá trị hơn rất nhiều, đó là khẳng định niềm tin và uy tín, là hình ảnh là thương hiệu của doanh nghiệp xanh trong lòng người dân”.

TS.Võ Trí Thành vì von rằng, “người ta vẫn hay nói có giàu mới xanh và nghèo thì phải chịu nâu, nhưng không hẳn thế. Doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều làm được. Trường hợp của Uniliver và Heineken đã cho thấy yếu tố quyết định là ở tư duy và sự sáng tạo, là sự khôn khéo trong đầu tư và cách tiếp cận, cách thuyết phục người tiêu dùng”.

Không chỉ là khó khăn do doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp yếu, kinh tế tuần hoàn đang còn nhiều thách thức mang tầm vĩ mô. Ông Phạm Thế Chinh – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Chưa có hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn và chưa có bộ tiêu chí để nhận diện đánh giá về mức độ tuần hoàn, lại chưa có đội ngũ chuyên gia giỏi về vấn đề này.

Vì vậy, theo ông Chinh, để phát triển kinh tế tuần hoàn, bên cạnh việc phải có một hành lang pháp lý rõ ràng và triển khai nghiên cứu sâu rộng, ông đề nghị cần phát triển KTTH cần phải dựa trên các ngành, lĩnh vực và địa phương; Tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường; tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, gắn với công nghệ cao và cách mạng công nghiệp 4.0 Đặc biệt cần thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn có lộ trình và ưu tiê và vấn đề cần phải giải quyết ngay đối với Việt Nam là phân loại rác tại nguồn.

Trích nguồn

Linh Ly

02/11/2020
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368